Đến hết năm 2023, tỉnh Bắc Kạn có 218 sản phẩm OCOP

Trong năm 2023, Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) tiếp tục được phát triển mạnh mẽ, tạo động lực mới trong xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông thôn; các đơn vị, địa phương đã phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ chủ thể thực hiện duy trì, nâng cao sản phẩm; thực hiện xét chọn sản phẩm năm 2023; duy trì 10 cửa hàng bán sản phẩm OCOP theo Quyết định số 736/QĐ-UBND ngày 26/5/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn là điểm mua hàng tin cậy của khách du lịch và người dân địa phương; hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm OCOP của tỉnh.

Năm 2023, UBND tỉnh Bắc Kạn đã đánh giá, phân hạng và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn đạt 4 sao cho 04 sản phẩm: 03 sản phẩm của Công ty CP công nghệ dược liệu Bắc Hà gồm (1) Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vicumax + Nano Cucrumin, (2) Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vicumax plus Nano Cucrumin, (3) Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vicumax plus tam thất tiêu đen Nano Cucrumin và 01 sản phẩm của Hợp tác xã Yến Dương (4) Gạo Nếp Tài. UBND các huyện, thành phố đã đánh giá, phân hạng và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn đạt 3 sao cho các sản phẩm cấp huyện. Qua đó nâng tổng sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên trên địa bàn tỉnh là 218 sản phẩm, gồm: 01 sản phẩm 5 sao; 18 sản phẩm 4 sao; 199 sản phẩm 3 sao.

Cánh đồng lúa Nếp Tài – Hợp tác xã Yến Dương, huyện Ba Bể

Năm 2024, để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP, góp phần cho hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XII, tỉnh Bắc Kạn xác định cần tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho các tổchức kinh tế khu vực nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị phân phối, người tiêu dùng.

Thứ hai, tăng cường nâng cao năng lực cho chủ thể OCOP về năng lực cộng đồng và tinh thần hợp tác; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, kỹ năng quản trị; đổi mới, sáng tạo về sản phẩm; quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; kỹ năng về thiết kế bao bì sản phẩm; sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với chuỗi liên kết giá trị các sản phẩm OCOP.

Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong  truyền thông; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP; thúc đẩy phát  triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online). Hỗ trợ chủ thể OCOP tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung – cầu thông qua các hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP

Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh nhằm kịp thời phát hiện, thu hồi chứng nhận OCOP đối với sản phẩm vi phạm Luật an toàn thực phẩm; Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa./.

Thu Hiền

TIN BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

Translate:

Language
Skip to content