Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025 được xác định chương trình phát triển kinh tế trọng tâm của khu vực kinh tế nông thôn

Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025 được xác định là chương trình phát triển kinh tế trọng tâm của khu vực kinh tế nông thôn

 

Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm” – OCOP được tỉnh Bắc Kạn triển khai từ năm 2018 đến nay. Qua 3 năm thực hiện 2018-2020, Chương trình đã có những bước đi căn bản, định hình rõ về giải pháp phát triển kinh tế khu vực nông thôn, trở thành phong trào, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo trong nhân dân, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân; gopd phần thay đổi “bộ mặt” sản phẩm trên địa bàn tỉnh, tăng về số lượng, đa dạng chủng loại, hình thức và chất lượng sản phẩm được nâng lên, sản phẩm có truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh đã có 131 sản phẩm đạt 3 sao trở lên (13 sản phẩm 4 sao; 118 sản phẩm 3 sao) với 76 chủ thể kinh tế tham gia Chương trình OCOP, trong đó, có 4 doanh nghiệp; có 57 hợp tác xã; có 3 tổ hợp tác; có 12 cơ sở/hộ sản xuất. Số liệu điều tra trên 29 sản phẩm cho thấy, tổng doanh thu sau khi tham gia OCOP đạt 18.311 triệu, bình quân đạt 631 triệu/ sản phẩm/ năm, lợi nhuận bình quân đạt 61 triệu đồng/năm, vượt 14% so với trước khi thực hiện Chương trình.

Trên cơ sở kết quả Chương trình OCOP giai đoạn vừa qua, định hướng phát triển kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp, Chương trình OCOP của Trung ương, của tỉnh giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng và ban hành Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm”giai đoạn 2021 – 2025.

Chương trình/Đề án phấn đấu đến năm 2025, cả tỉnh có ít nhất 200 sản phẩm OCOP, trong đó có ít nhất 02 sản phẩm đạt 5 sao OCOP Quốc gia; củng cố, phát triển 50 tổ chức kinh tế tham gia OCOP tỉnh Bắc Kạn; hình thành hệ thống xúc tiến và quảng bá sản phẩm OCOP Bắc Kạn; hình thành, triển khai ít nhất 01 Dự án/sản phẩm chủ lực theo hướng liên kết trong sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; phát triển ít nhất 02 mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP.

Đối tượng thực hiện Chương trình gồm sản phẩm hàng hoá và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương; các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh, trong đó chú trọng các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs).

Trọng tâm Chương trình OCOP Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025 là duy trì hoạt động chu trình OCOP thường niên, khắc phục các tồn tại của giai đoạn 2018-2020, tiếp tục thúc đẩy triển khai dự án thành phần trọng tâm giai đoạn trước, triển khai nội dung mới thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa theo hướng liên kết chuỗi giá trị. Chương trình xác định 05 chủ đề trọng tậm theo từng năm, cụ thể:

– Năm 2021: Xây dựng chính sách; giám sát đánh giá sản phẩm giai đoạn 1, ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất.

– Năm 2022: Tập trung triển khai các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh.

– Năm 2023: Phát triển sản phẩm từ tiêu chuẩn cơ bản đến tiên tiến và truy xuất nguồn gốc chất lượng.

– Năm 2024: Bám sát bộ tiêu chí OCOP tập trung củng cố nâng cấp sản phẩm, đạt từ 4 sao OCOP trở lên.

– Năm 2025: Giám sát, đánh giá; tôn vinh sản phẩm và tổ chức OCOP.

Tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến trên 111.877 triệu đồng từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn yêu cầu các đơn vị, địa phương phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả Đề án trong đó Văn phòng điều phối nông thôn mới (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) là cơ quan chủ trì theo dõi, thực hiện./.

TIN BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC

Bài viết mới

Translate:

Language
Skip to content